Thứ Bảy, 29 tháng 2, 2020

Tổng thống Hàn Quốc đối mặt thách thức từ nCoV

Với gần 3.000 ca nhiễm nCoV cùng 16 trường hợp tử vong, Hàn Quốc giờ đây trở thành ổ dịch Covid-19 lớn thứ hai thế giới sau Trung Quốc đại lục. Số ca nhiễm dự kiến còn tăng khi quan chức y tế bắt đầu xét nghiệm hơn 210.000 thành viên Tân Thiên Địa, giáo phái của "Bệnh nhân 31", nữ tín đồ được cho là đã truyền virus cho hàng chục người khác.

Dịch bệnh lây lan nhanh chóng khiến Tổng thống Hàn Quốc Moon Jae-in phải hứng chịu làn sóng phẫn nộ từ công chúng, cũng như loạt chỉ trích của các đối thủ chính trị. Phe đối lập tuyên bố sẽ đưa "sự kém cỏi" của ông Moon thành vấn đề hàng đầu trong cuộc bầu cử quốc hội vào ngày 15/4. Hơn một triệu người Hàn cũng ký vào bản kiến nghị trực tuyến yêu cầu bãi nhiệm Tổng thống.

"Nếu dịch bệnh không được kiềm chế sớm, nó có thể gây ra thảm họa cho đảng cầm quyền trong cuộc bầu cử sắp tới", Ahn Byong-jin, chuyên gia tại Đại học Kyung Hee ở Seoul, nhận định. "Các lãnh đạo hiện nay vẫn đảm nhiệm việc đưa ra kế hoạch hành động, cũng như cách kết nối với người dân giữa dịch bệnh".

Tổng thống Hàn Quốc Moon Jae-in phát biểu tại thành phố Daegu, tâm dịch Covid-19 hôm 25/2. Ảnh: Reuters.

Tổng thống Hàn Quốc Moon Jae-in phát biểu tại thành phố Daegu, tâm dịch Covid-19 hôm 25/2. Ảnh: Reuters .

Tuy nhiên, chính phủ Hàn Quốc dường như rơi vào tình huống ngặt nghèo, khi dịch bệnh khởi phát từ Trung Quốc, đối tác thương mại lớn nhất của họ. Dù 40 nước, bao gồm Mỹ và Triều Tiên, đã hạn chế hoặc cấm nhập cảnh với người từ Trung Quốc đại lục, Hàn Quốc vẫn ngần ngại ra quyết định tương tự. Họ chỉ cấm nhập cảnh với người đến từ tỉnh Hồ Bắc, nơi dịch Covid-19 bùng phát.

Với chính quyền của ông Moon, việc cấm nhập cảnh "không mang lại lợi ích thiết thực". Nhưng theo quan điểm của những người chỉ trích, nếu không áp dụng biện pháp này, nCoV sẽ ngày càng lan rộng, đồng thời làm thu hẹp cơ hội thúc đẩy nền kinh tế vốn đang chịu tổn hại do sụt giảm mạnh về thương mại với Trung Quốc.

Hôm 26/2, Chosun Ilbo, tờ báo có quan điểm bảo thủ ở Hàn Quốc, cảnh báo việc không cấm người từ Trung Quốc trong lúc chống dịch "cũng giống như cố bắt muỗi mà để cửa sổ mở".

Tuy nhiên, Kang Min-seok, phát ngôn viên của ông Moon, lưu ý không có hành khách nào từ Trung Quốc đại lục dương tính với nCoV kể từ khi Hàn Quốc siết chặt việc sàng lọc khách Trung Quốc vào ngày 4/2, nói thêm rằng số ca nhiễm mới ở Trung Quốc bên ngoài Hồ Bắc ngày càng thấp.

Các đối thủ chính trị của ông Moon lâu nay cũng cáo buộc Tổng thống ủng hộ Trung Quốc, hoặc sợ làm "phật ý" Chủ tịch Tập Cận Bình. Hôm 20/2, trong cuộc điện đàm với ông Tập, ông Moon nói rằng "khó khăn của Trung Quốc cũng là khó khăn của chúng tôi".

Hàn Quốc đã quyên góp số lượng lớn vật tư y tế cho Trung Quốc, bao gồm 2 triệu khẩu trang loại thường, một triệu khẩu trang y tế, 100.000 bộ đồ bảo hộ và 100.000 kính bảo hộ. Trong khi đó, phe đối lập Hàn Quốc chỉ trích chính phủ vì không cung cấp đủ khẩu trang cho chính công dân nước mình.

Một số quyết định ban đầu của chính quyền ông Moon trong công tác phòng chống nCoV cũng bị lên án . Các thành viên giáo phái Tân Thiên Địa ở thành phố Daegu, tâm dịch Covid-19 tại Hàn Quốc hiện nay, bắt đầu xuất hiện triệu chứng bệnh vào khoảng ngày 7-10/2, vài hôm trước khi ông Moon nói điều tồi tệ nhất đã qua.

Tuy nhiên, họ vẫn tiếp tục tham dự những buổi lễ vào chủ nhật, nơi hàng trăm tín đồ cầu nguyện và hát lớn trong không gian kín chật hẹp, khiến virus nhanh chóng lây lan. Tại thời điểm đó, chính phủ nhiều lần cam đoan với người dân rằng họ không cần hủy những buổi tụ tập đông người. Lee In-young, nghị sĩ thuộc phe đa số trong quốc hội, kêu gọi mọi người "nhanh chóng trở lại cuộc sống thường nhật".

Ngay cả khi ông Moon tuyên bố tình hình "đã ổn định" vào ngày 13/2, Jung Eun-kyeong, giám đốc Trung tâm Kiểm soát và Phòng ngừa Dịch bệnh Hàn Quốc (KCDC), vẫn cảnh báo nhận định đó "còn quá sớm", bởi số bệnh nhân ở Trung Quốc chưa giảm mạnh. "Chúng ta phải tiếp tục cảnh giác", bà nhấn mạnh.

Bước ngoặt khiến sự lạc quan của chính phủ dường như tan biến diễn ra vào ngày 18/2, khi "Bệnh nhân 31", nữ tín đồ 61 tuổi của Tân Thiên Địa, dương tính với nCoV. Kể từ dịch vụ biên dịch đó, số ca bệnh không ngừng tăng, có lúc gấp đôi hoặc gấp ba chỉ trong một ngày.

Năm 2015, khi dịch MERS (hội chứng hô hấp cấp Trung Đông) tấn công Hàn Quốc, ông Moon, lúc đó là lãnh đạo phe đối lập, đã gọi cuộc khủng hoảng là "thảm họa do chính phủ bất tài mà bà Park Geun-hye lãnh đạo gây ra". "Chính phủ đã biến thành chủ thể siêu lây nhiễm", ông nói.

Tổng thống Hàn Quốc lên nắm quyền sau khi người tiền nhiệm Park Geun-hye bị phế truất vì sai lầm trong việc xử lý những cuộc khủng hoảng, như vụ chìm phà Sewol, khiến công chúng tức giận.

Theo bình luận viên Choe Sang-hun của NY Times , loạt chướng ngại vật trong Covid-19 là cú lật ngược khá trớ trêu với ông Moon.

Hàn Quốc đã kiềm chế dịch MERS sau khi 186 người nhiễm bệnh và 38 ca tử vong. Từ những bài học rút ra, giới chức y tế nước này ráo riết theo dõi và cách ly bệnh nhân khi dịch Covid-19 bùng phát, xét nghiệm tới hơn 10.000 người mỗi ngày.

Sự gia tăng đột biến số ca nhiễm nCoV ở Hàn Quốc những ngày gần đây một phần do nỗ lực phát hiện đó. Chính quyền cũng công bố số liệu rất nhanh chóng, thông qua những ứng dụng trên smartphone để cập nhật theo thời gian thực cho người dân về địa điểm bệnh nhân từng đến, gửi thông báo nếu họ tiếp cận nơi đó.

Dù tỷ lệ tử vong thấp hơn MERS, dịch Covid-19 dường như dễ lây nhiễm hơn rất nhiều. Tình trạng nCoV lây lan nhanh chóng khắp đất nước khiến người dân Hàn Quốc nghi ngờ chiến lược chống dịch của ông Moon, chủ yếu dựa vào sự hợp tác và nhận thức của cộng đồng.

Trong khi chính phủ Hàn Quốc tích cực cảnh báo người dân thực hiện những biện pháp đề phòng như đeo khẩu trang và rửa tay, họ vẫn cố duy trì hoạt động kinh tế nhiều nhất có thể. Thêm vào đó, việc theo đuổi những biện pháp cứng rắn cũng tiềm ẩn rủi ro chính trị.

Khi chính phủ cố gắng cấm các cuộc biểu tình vì lo ngại sức khỏe cộng đồng, những người tham gia tuần hành cáo buộc đây là sự đàn áp chính trị. Kế hoạch "phong tỏa" thành phố Daegu và khu vực lân cận cũng bị nhiều chính trị gia bảo thủ coi là động thái bao vây những địa phương của chính đất nước, trong khi không thể quay lưng với Trung Quốc.

Những "đòn đánh" chính trị diễn ra chớp nhoáng, buộc chính quyền của ông Moon phải gạt bỏ toàn bộ kế hoạch phong tỏa. Hong Ihk-pyo, phát ngôn viên của đảng Dân chủ, người công bố kế hoạch phong tỏa Daegu, đã từ chức.

Cơn thịnh nộ của người Hàn tiếp tục tăng lên vào tuần này trước việc một số thành phố Trung Quốc bắt đầu cách ly những khách Hàn Quốc nhập cảnh, trong khi chính phủ của họ không áp dụng biện pháp tương tự với khách Trung Quốc. Đơn kiến nghị trực tuyến yêu cầu Nhà Xanh cấm khách Trung Quốc đã nhận được hơn 760.000 chữ ký.

Đông đảo người Hàn cũng tập trung trút giận vào giáo phái Tân Thiên Địa. Những hoạt động của giáo phái này, như ngồi sát nhau trên sàn trong các buổi lễ và tích cực truyền đạo, được cho là yếu tố khiến dịch bệnh lan nhanh. 920.000 người đã ký vào đơn kiến nghị yêu cầu chính phủ giải tán giáo phái.

Ông Moon kêu gọi người dân đoàn kết, nói thêm rằng những ngày tới là "giai đoạn quan trọng" trong việc xác định tình trạng lây lan virus tại đất nước. Tuy nhiên, một số người cáo buộc chính phủ đang tìm cách đổ lỗi cho giáo phái Tân Thiên Địa, trong khi các tín đồ cũng là nạn nhân của dịch bệnh.

"Những gì chúng ta thấy cho đến nay là sự thất bại hoàn toàn của hệ thống phòng dịch. Nguyên nhân lớn nhất là chính phủ đã bỏ qua quy tắc kiểm soát dịch bệnh vô cùng cơ bản: ngăn chặn nguồn lây nhiễm", Choi Dae-zip, chủ tịch Hiệp hội Y khoa Hàn Quốc, đề cập đến việc chính quyền ông Moon không cấm khách Trung Quốc.

Ánh Ngọc (Theo NY Times )

Hàn Quốc: Thêm 3 trường hợp thiệt mạng vì virus corona, tăng kỷ lục 571 người nhiễm mới trong ngày, tổng cộng 2337 người nhiễm bệnh

*Cập nhật 17:26: Hàn Quốc xác nhận thêm 3 trường hợp tử vong vì virus corona chủng mới. Cả 3 nạn nhân đều là nữ, trong độ tuổi 60 - 90, tử vong tại thành phố Daegu.

Nhà chức trách cho biết 2 trong số các nạn nhân mới nhất có kết quả dương tính với virus sau khi tử vong. Người còn lại xác nhận nhiễm vào ngày 23/2. Các chuyên gia hiện đang cố gắng xác định nguyên nhân chính xác gây ra cái chết của họ.

Tính đến thời điểm hiện tại, 16 trường hợp đã tử vong.

*Cập nhật 15:20: Yonhap đưa tin, Hàn Quốc xác nhận thêm 315 người dương tính với virus corona chủng mới (SARS-CoV-2). Tổng cộng trong ngày đã có 571 người nhiễm mới, vượt qua kỷ lục 505 người vào ngày 27/2.

Hơn 1/2 trong số 571 trường hợp nhiễm mới, 447 tại Daegu và 64 trường hợp ở tỉnh Bắc Gyeongsang - cũng là hai khu vực dịch bệnh bùng phát mạnh nhất. Tổng số ca nhiễm bệnh là 2337 người, 13 trường hợp tử vong.

Yonhap đưa tin ngày 28/2, Hàn Quốc tiếp tục ghi nhận 571 trường hợp nhiễm virus corona chủng mới (SARS-CoV-2), nâng tổng số ca mắc Covid-19 tại đây lên hơn 2337 người (chính xác là 2022), tăng hơn gấp đôi chỉ sau 2 ngày (26/2 số người nhiễm chỉ mới hơn 1000).  Hơn 1/2 trong số người nhiễm mới có liên quan đến giáo phái Shincheonji tại thành phố Daegu, cách Seoul 300km, và hiện hơn 9000 tín đồ đã được đưa vào diện cách ly.

Cho đến thời điểm hiện tại, 16 người đã tử vong, trong đó 3 trường hợp mới nhất xảy ra trong ngày 28/2.  Cả 3 nạn nhân đều là nữ, trong độ tuổi 60 - dịch vụ biên dịch 90, tử vong tại thành phố Daegu.

Nhà chức trách cho biết 2 trong số các nạn nhân mới nhất có kết quả dương tính với virus sau khi tử vong. Người còn lại xác nhận nhiễm vào ngày 23/2. Các chuyên gia hiện đang cố gắng xác định nguyên nhân chính xác gây ra cái chết của họ.  

Hàn Quốc: Thêm 3 trường hợp thiệt mạng vì virus corona, tăng kỷ lục 571 người nhiễm mới trong ngày, tổng cộng 2337 người nhiễm bệnh - Ảnh 2.

Các chuyên viên kiểm dịch tiến hành tẩy trùng tại Seoul

Hàn Quốc xác nhận bệnh nhân đầu tiên nhiễm virus tại đây là một phụ nữ người Trung Quốc đến từ Vũ Hán vào ngày 20/1. Tuy nhiên, tốc độ lây lan của dịch bệnh đã không nghiêm trọng cho đến khi bệnh nhân số 31 - một người phụ nữ 61 tuổi tại Daegu xuất hiện vào ngày 18/2, có liên quan đến giáo phái Shincheonji.

Hơn 1/2 trong số 571 trường hợp nhiễm mới,447 tại Daegu, và 64 trường hợp ở tỉnh Bắc Gyeongsang - cũng là hai khu vực dịch bệnh bùng phát mạnh nhất. Tổng cộng, Daegu và Bắc Gyeongsang lần lượt có số ca nhiễm là 1313 và 394. Một số tỉnh và thành phố lớn khác cũng ghi nhận các ca nhiễm mới, như Seoul có thêm 6 trường hợp. Tổng cộng, Seoul đã có 62 ca lây nhiễm chủ yếu trong bệnh viện.

Daejeon và Busan lần lượt là 4 và 2 trường hợp. Gyeonggi có 4, và tỉnh Nam Gyeongsang có 3 người nhiễm mới.

Thứ trưởng bộ Y tế Hàn Quốc Kim Gang-lip cho biết, họ đã hoàn tất kiểm tra sơ bộ 1299 thành viên giáo phái Shincheonji có xuất hiện triệu chứng. Kết quả sẽ được trả về vào cuối tuần, và con số dự tính có thể "rất cao" - Kim thông báo.

Chính phủ Hàn Quốc cũng đã yêu cầu 1638 tín đồ giáo phái này phải tự cách ly do xuất hiện triệu chứng. Theo Kim Nam-joong - bác sĩ khoa phổi tại ĐH Y quốc gia Seoul, số lượng các trường hợp xác nhận lây nhiễm được dự đoán sẽ tăng lên. Dẫu vậy Kim cho biết trong thời gian tới, con số sẽ giảm xuống khi đỉnh dịch qua đi.

Kể từ khi nâng mức cảnh báo lên "báo động đỏ" - mức cao nhất vào ngày 23/2, các cơ quan Y tế Hàn Quốc đang cố gắng kìm hãm sự lây lan của virus tại Daegu - nơi được xem là trung tâm bùng phát dịch bệnh - và tỉnh Bắc Gyeongsang. Theo dự tính, số lượng lây nhiễm sẽ còn tăng hơn nữa trong những ngày tiếp theo, sau khi các chuyên gia quyết định sẽ xét nghiệm toàn bộ 210.000 thành viên của giáo phái Shincheonji.

Hiện tại, 26 trường hợp đã phục hồi - theo số liệu từ KCDC (Trung tâm kiểm soát và phòng ngừa dịch bệnh Hàn Quốc). 24.751 người được xét nghiệm và đưa vào diện cách ly. Tổng cộng, gần 70.000 trường hợp đã được xét nghiệm, nhưng 44.167 cho kết quả âm tính.

Nguồn: Yonhap

63 tỉnh thành quyết định lịch đi học, nghỉ học của học sinh, sinh viên

Cập nhật: Tính đến chiều ngày 28/2, đã có một số tỉnh thông báo cho học sinh THPT đi học từ 2/3, học sinh từ mầm non đến THCS nghỉ tiếp 1-2 tuần hoặc chờ thông báo: Quảng Ngãi, Ninh Thuận, Bình Thuận, Nghệ An, Phú Thọ, Bình Phước, Quảng Ninh, Long An, Bắc Giang, Cà Mau, An Giang, Hải Dương, Nam Định, Tiền Giang, Bạc Liêu, Điện Biên, Hà Giang, Lâm Đồng, Thừa Thiên Huế, dịch vụ biên dịch Sơn La, Lào Cai, Thanh Hoá, Kiên Giang,  Vĩnh Long, ...

Riêng Hà Nội và Tiền Giang cho tất cả học sinh các cấp từ  mầm non, tiểu học, THCS, THPT nghỉ hết 8/3.

TP.HCM là tỉnh cuối cùng đã ra quyết định cho học sinh cấp Mầm non, Tiểu học, THCS và lớp 10,11 được nghỉ hết 15/3. Riêng học sinh lớp 12 được nghỉ hết 8/3.

63 tỉnh thành quyết định lịch đi học, nghỉ học của học sinh, sinh viên - Ảnh 1.
63 tỉnh thành quyết định lịch đi học, nghỉ học của học sinh, sinh viên - Ảnh 2.
63 tỉnh thành quyết định lịch đi học, nghỉ học của học sinh, sinh viên - Ảnh 3.

Cụ thể:

Hà Nội: tất cả học sinh các cấp từ mầm non, tiểu học, THCS, THPT nghỉ hết 8/3.

Quảng Trị: cho học sinh mầm non, tiểu học, THCS nghỉ thêm 1 tuần (đến hết 8/3), học sinh THPT đi học vào ngày 3/3.

Hưng Yên:  cho học sinh mầm non, tiểu học, THCS nghỉ thêm 1 tuần (từ ngày 2/3-8/3); các cấp còn lại đi học từ ngày 2/3.

Vĩnh Phúc:  học sinh mầm non, tiểu học, THCS nghỉ hết 8/3; các cấp còn lại đi học từ 2/3.

Lai Châu:  cho học sinh mầm non, tiểu học, THCS nghỉ học đến hết ngày 15/3. Học sinh THPT, học viên giáo dục thường xuyên, sinh viên đi học trở lại từ ngày 2/3.

Kon Tum: cho học sinh mầm non, tiểu học, THCS nghỉ hết 8/3. Học sinh các cấp còn lại đi học từ ngày 2/3

Thái Nguyên:   UBND tỉnh đồng ý cho học sinh mầm non, tiểu học, học sinh THCS tiếp tục nghỉ học từ ngày 2 đến hết 8-3. Học sinh các trường THPT và học viên Trung tâm GDTX trên địa bàn sẽ đi học trở lại từ ngày 2-3.

Bình Dương: cho học sinh mầm non, tiểu học, THCS nghỉ thêm 2 tuần (từ ngày 2/3-15/3); các cấp còn lại đi học từ ngày 2/3.

Lạng Sơn: UBND tỉnh đồng ý với kiến nghị cho học sinh cấp mầm non, tiểu học và THCS nghỉ thêm 1 tuần (đến hết 8/3). Học sinh THPT và học viên Trung tâm GDTX trên địa bàn sẽ đi học trở lại từ ngày 2/3.

Cao Bằng : cho học sinh mầm non, tiểu học, THCS nghỉ đến hết ngày 7/3; học sinh các cấp quay trở lại học từ ngày 2/3.

Bắc Kạn UBND tỉnh đồng ý cho học sinh mầm non, tiểu học, học sinh THCS tiếp tục nghỉ học từ ngày 2 đến hết 8-3. Học sinh các trường THPT và học viên Trung tâm GDTX trên địa bàn sẽ đi học trở lại từ ngày 2-3.

Tây Ninh: học sinh mầm non, tiểu học, THCS nghỉ hết 14/3; các cấp còn lại đi học từ 2/3.

Hà Tĩnh: thông báo cho học sinh mầm non, tiểu học, THCS nghỉ đến khi nào có thông báo tiếp theo. Các cấp THPT, GDTX và sinh viên toàn tỉnh đi học lại từ ngày 2/3.

Khánh Hòa:   quyết định cho học sinh mầm non, tiểu học và THCS nghỉ trong 2 tuần (đến hết ngày 15/3). Các cấp còn lại đi học từ ngày 2/3.

Ninh Bình:   UBND tỉnh đồng ý cho học sinh mầm non, tiểu học, học sinh THCS tiếp tục nghỉ học từ ngày 2 đến hết 8-3. Học sinh các trường THPT và học viên Trung tâm GDTX trên địa bàn sẽ đi học trở lại từ ngày 2-3.

Thừa Thiên Huế: UBND tỉnh Thừa Thiên Huế vừa có văn bản đồng ý cho học sinh THPT, học viên giáo dục thường xuyên đi học trở lại vào ngày 2/3. Đối với học sinh mầm non, tiểu học, trung học cơ sở tiếp tục nghỉ học đến ngày 8/3. Bên cạnh, Sở GD-ĐT cũng yêu cầu các cơ sở giáo dục nghiêm túc thực hiện các biện pháp phòng tránh dịch Covid-19 chờ ngày học sinh trở lại.

Sóc Trăng:  ch o học sinh mầm non, tiểu học, THCS nghỉ học đến hết ngày 8/3. Học sinh THPT, học viên giáo dục thường xuyên, sinh viên đi học trở lại từ ngày 2/ 3.

Bình Định : quyết định cho học sinh mầm non, tiểu học, THCS nghỉ học đến hết ngày 8/3. Học sinh THPT, học viên giáo dục thường xuyên, sinh viên đi học trở lại từ ngày 2/3.

Bà Rịa - Vũng Tàu : tiếp tục cho trẻ mầm non, học sinh tiểu học và THCS nghỉ thêm 1 tuần đến hết ngày 7-3, còn học sinh THPT, học viên, sinh viên của các trường trung cấp, cao đẳng, đại học trên địa bàn bắt đầu đi học lại từ ngày 2-3.

Bắc Ninh:  cho học sinh MN, TH và THCS tiếp tục nghỉ học đến hết ngày 8/3/2020 để phòng chống dịch Covid-19. Học sinh THPT và học viên giáo dục thường xuyên đi học trở lại từ ngày 2/3/2020.

Trà Vinh : thôngbáo học sinh cấp mầm non, tiểu học, THCS nghỉ học thêm một tuần từ 2-3 đến 8-3. Riêng cấp THPT, học viên các trường cao đẳng và trung cấp, trung tâm giáo dục thường xuyên nhập học trở lại ngày 2-3.

Bến Tre : cho học sinh từ mầm non đến lớp 8 nghỉ đến hết 8-3, các khối lớp còn lại và sinh viên nghỉ đến hết 1-3 và đi học lại từ 2-3.

Hậu Giang: quyết định học sinh mầm non, tiểu học, THCS nghỉ đến khi có thông báo mới. Các cấp còn lại đi học từ ngày 2/3.

Hòa Bình: quyết định cho học sinh m ầm non và Tiểu học nghỉ hết 15/3, THCS nghỉ hết 8/3; các cấp còn lại đi học từ ngày 2/3.

Hà Nam: quyết định cho học sinh mầm non, tiểu học và THCS nghỉ trong 2 tuần (đến hết ngày 15/3). Các cấp còn lại đi học từ ngày 2/3.

Quảng Bình : thông báo cho học sinh mầm non, tiểu học, THCS tiếp tục nghỉ học đến ngày 8-3; học sinh THPT, học viên giáo dục thường xuyên đi nghỉ đến hết 1-3.

Hải Phòng : UBND tỉnh đồng ý cho học sinh mầm non, tiểu học, học sinh THCS tiếp tục nghỉ học từ ngày 2 đến hết 8-3. Học sinh các trường THPT và học viên Trung tâm GDTX trên địa bàn sẽ đi học trở lại từ ngày 2-3.

Yên Bái : cho học sinh cấp mầm non, tiểu học, THCS nghỉ trong vòng 2 tuần (từ 2/3-15/3). Học sinh các trường THPT, học viên GDTX và sinh viên trên địa bàn đi học lại từ ngày 2/3.

Cần Thơ : cho học sinh mầm non, tiểu học và THCS nghỉ đến 15-3. Cấp THPT và học viên trung tâm giáo dục thường xuyên học lại từ ngày 2-3.

Thái Bình:  có công văn hỏa tốc về việc tiếp tục cho học sinh trên địa bàn tỉnh này nghỉ học để phòng chống dịch COVID-19. Theo đó, học sinh khối mầm non, tiểu học, học sinh THCS tiếp tục nghỉ học đến hết ngày 15/3; học sinh các trường THPT, Trung tâm giáo dục nghề nghiệp - giáo dục thường xuyên tiếp tục nghỉ học đến hết ngày 8/3.

Đà Nẵng:  thống nhất chọn phương án theo đề nghị của Sở GD-ĐT Đà Nẵng cho trẻ mầm non, học sinh, học viên từ lớp 1 đến lớp 11 tiếp tục nghỉ học đến ngày 8-3. Riêng học sinh, học viên lớp 12 đi học lại từ ngày 2-3.

Vĩnh Long: Học sinh lớp 12 sẽ đi học lại từ ngày 2/3; lớp 10, 11 nghỉ đến 8/3; các cấp mầm non, tiểu học, THCS nghỉ đến 15/3.

Kiên Giang: cho học sinh mầm non, tiểu học và THCS nghỉ đến hết 14/3,học sinh THPT, giáo dục thường xuyên, sinh viên nghỉ đến hết 1/3.

Thanh Hoá:  cho học sinh mầm non, tiểu học, THCS tiếp tục nghỉ để phòng dịch Covid-19. Học sinh THPT và học viên giáo dục thường xuyên đi học lại từ 2/3.

Lào Cai:  cho học sinh MN, TH và THCS tiếp tục nghỉ học đến hết ngày 8/3/2020 để phòng chống dịch Covid-19. Học sinh THPT và học viên giáo dục thường xuyên đi học trở lại từ ngày 2/3/2020.

Sơn La: cho học sinh mầm non, tiểu học, THCS nghỉ học đến hết ngày 8/3. Học sinh THPT, học viên giáo dục thường xuyên, sinh viên đi học trở lại từ ngày 2/3. 

Gia Lai: UBND tỉnh Gia Lai quyết định cho học sinh mầm non, tiểu học, trung học cơ sở nghỉ đến hết ngày 8/3; các cấp khác đi học trở lại vào ngày 2/3.

Đắk Nông:  đã có quyết định cho học sinh từ mầm non đến THCS tiếp tục nghỉ đến hết 8/3. Học sinh THPT, giáo dục thường xuyên, giáo dục nghề nghiệp đi học trở lại từ ngày 2/3.

Đắk Lắk:  UBND tỉnh thống nhất cho học sinh THPT, giáo dục thường xuyên trên địa bàn đến trường từ ngày 2/3. Học sinh các cấp khác tiếp tục nghỉ thêm một tuần theo kiến nghị của Bộ GD&ĐT.

Quảng Nam: Sở GD&ĐT tỉnh quyết định cho học sinh mầm non, tiểu học, THCS nghỉ đến hết ngày 8/3. Các cấp khác đi học từ ngày 2/3.

Đồng Nai: Trưa chiều ngày 28/2, Sở GD-ĐT Đồng Nai đã quyết định cho học sinh từ bậc Mầm non đến THCS nghỉ học thêm 2 tuần (từ ngày 2 - 14/3). Đối với bậc THPT và trung tâm GDNN-GDTX, học sinh sẽ đi học trở lại từ ngày 2/3.

Đồng Tháp: UBND tỉnh quyết định cho học sinh lớp 9, THPT và giáo dục thường xuyên trên địa phương bắt đầu đi học từ ngày 2/3. Học sinh các lớp khác tiếp tục nghỉ học thêm 1 tuần.

Hà Giang: Học sinh THPT, sinh viên các trường chuyên nghiệp bắt đầu đi học từ ngày 2/3. Trẻ mầm non, học sinh tiểu học, THCS tiếp tục nghỉ từ ngày 2/3 đến hết ngày 8/3.

Lâm Đồng:  Học sinh THPT, sinh viên, học viên các cơ sở giáo dục đi học lại từ ngày 2/3. Học sinh mầm non, tiểu học, THCS nghỉ đến hết ngày 8/3.

Hải Dương: Trưa ngày 28/2, Sở GD-ĐT Hải Dương đã quyết định  cho học sinh từ bậc Mầm non đến THCS nghỉ học thêm 1 tuần (từ ngày 2 - 8/3). Đối với bậc THPT và t rung tâm GDNN-GDTX , học sinh sẽ đi học trở lại từ ngày 2/3. 

Điện Biên : Các trường cao đẳng, trung tâm giáo dục nghề nghiệp - giáo dục thường xuyên cấp huyện cho học sinh THPT, học viên, sinh viên đi học trở lại từ ngày 2/3. Học sinh các trường mầm non, tiểu học, THCS trên địa bàn tỉnh tiếp tục nghỉ dạy và học đến hết ngày 15/3.

Bạc Liêu:   Chủ tịch UBND tỉnh Bạc Liêu thống nhất cho học sinh THPT, sinh viên, học viên giáo dục thường xuyên, đại học, cao đẳng trên địa bàn tỉnh đi học trở lại từ đầu tuần tới (ngày 2/3).  Trước mắt, cho trẻ em, học sinh cấp Mầm non, Tiểu học, THCS tiếp tục nghỉ học đến hết ngày 7/3.

Nam Định : X ét tờ trình đề nghị của Sở GD-ĐT Nam Định về việc cho học sinh, sinh viên đi học trở lại, UBND tỉnh đồng ý cho trẻ em các cơ sở giáo dục mầm non, học sinh tiểu học và THCS tiếp tục nghỉ học đến hết ngày 15/3.  Học sinh, học viên, sinh viên các trường THPT, trung tâm GDNN-GDTX, các cơ sở đào tạo nghề, các trường trung cấp, CĐ, ĐH trên địa bàn đi học trở lại từ ngày 2/3.

Tiền Giang Sở GD-ĐT Tiền Giang cho biết toàn bộ học sinh, học viên các cấp học, bậc học mầm non, tiểu học, THCS, THPT, giáo dục thường xuyên (kể cả học viên các trung tâm ngoại ngữ, tin học, dạy thêm) các trường, trung tâm trên địa bàn tỉnh Tiền Giang tiếp tục được nghỉ học từ ngày 2-3 đến hết ngày 8-3.

Quảng Ngãi: Sáng 28/2, ông Đỗ Văn Phu - Giám đốc Sở GD&ĐT tỉnh Quảng Ngãi đã quyết định cho học sinh từ bậc Mầm non đến THCS nghỉ học thêm 1 tuần (từ ngày 2 - 8/3) . Đối với bậc THPT và hệ bổ túc THPT, học sinh sẽ đi học trở lại từ ngày 2/3 . Sở GD&ĐT đã yêu cầu các điểm trường sẵn sàng đón học sinh trở lại học tập.

Trong khoảng thời gian này, Sở sẽ có thông báo tiếp theo về việc cho học sinh đi học trở lại hay tiếp tục nghỉ phòng chống Covid-19.

Quảng Ninh  vừa ban hành Công văn số 1148/UBND-GD thông báo học sinh mầm non, tiểu học, THCS nghỉ thêm hai tuần để phòng dịch Covid-19, thời gian trở lại trường dự kiến là ngày 16/3. Học sinh THPT và học viên giáo dục thường xuyên có thể đi học lại từ ngày 2/3.

Trước đó, UBND tỉnh đã ban hành công văn hỏa tốc thông báo toàn bộ học sinh các cấp đi học trở lại ngày 2/3. Tuy nhiên trên cơ sở ý kiến đề nghị của Bộ GD&ĐT, trước diễn biến của tình hình dịch bệnh, UBND tỉnh Quảng Ninh quyết định thay đổi thời gian trở lại trường của học sinh.

Ninh Thuận : Sáng 28/2, UBND tỉnh Ninh Thuận ra quyết định cho tất cả học sinh mầm non, tiểu học, THCS nghỉ từ 2/3-8/3. Riêng học sinh THPT, học viên GDTX đi học lại từ ngày 2/3.

Bình Thuận : Sau khi có văn bản từ Bộ GD-ĐT, UBND Bình Thuận đã chính thức quyết định cho học sinh mầm non, tiểu học và THCS nghỉ học 2 tuần. Học sinh THPT, sinh viên, học viên các cơ sở giáo dục đi học trở lại vào ngày 2/3.

Nghệ An : UBND tỉnh Nghệ An đã chính thức ra quyết định cho  học sinh THPT đi học lại vào ngày 2/3, học sinh THCS đi học lại vào 9/3, bậc mầm non và tiểu học đi học lại vào 16/3.

Sở GD-ĐT tỉnh yêu cầu các trường cần phải phun thuốc tẩy trùng lần nữa trước khi học sinh đi học trở lại. Với cấp THPT, trường cần tiến hành vào ngày 29/2; còn với cấp mầm non, tiểu học phun trước 2 ngày học sinh trở lại trưởng.

Phú Thọ : Ông Phùng Quốc Lập - Phó giám đốc Sở GD&ĐT Phú Thọ - thông tin đang chờ ý kiến chỉ đạo của UBND tỉnh. Dự kiến, học sinh các trường THPT trên toàn tỉnh đi học trở lại vào ngày 2/3. Học sinh mầm non, tiểu học và THCS sẽ nghỉ tiếp 1-2 tuần.

Bình Phước : Ngày 28-2, Sở Giáo dục - Đào tạo (GD&ĐT) Bình Phước đã có công văn gửi các phòng GD&ĐT và các đơn vị trực thuộc thông báo về việc đi học trở lại của học sinh, sinh viên trên toàn tỉnh. Theo đó, trẻ mầm non, học sinh tiểu học và trung học cơ sở (các cơ sở giáo dục trong và ngoài công lập) tiếp tục nghỉ học 2 tuần (từ ngày 2/3 đến 14/3). Học sinh cấp trung học phổ thông, sinh viên, học viên trong các cơ sở giáo dục bắt đầu đi trở lại từ 2/3.

Long An : UBND tỉnh Long An cũng vừa có quyết định cho học sinh từ mầm non tới lớp 9 nghỉ thêm 1 tuần (đến 7-3), trong khi học sinh THPT, học sinh hệ giáo dục thường xuyên và sinh viên đi học lại từ 2-3.

Bắc Giang : Sáng 28/2, Chủ tịch UBND tỉnh Bắc Giang vừa ban hành văn bản thông báo học sinh trên địa bàn ở bậc mầm non, tiểu học nghỉ từ ngày 2/3 đến hết 8/3. Học sinh THCS, THPT, các cơ sở giáo dục nghề nghiệp, trường cao đẳng, học sinh, sinh viên trở lại trường từ 2/3.

An Giang: Sáng 28/2, Chủ tịch UBND tỉnh Nguyễn Thanh Bình đã chính thức quyết định cho học sinh và sinh viên toàn địa phương nghỉ học dựa theo công văn mới nhất Bộ GD-ĐT vừa công bố. Cụ thể, tiếp tục cho học sinh mầm non, mẫu giáo, tiểu học và THCS nghỉ thêm 1 tuần từ ngày 2-3 đến hết ngày 8-3. Còn lại học sinh khối THPT, giáo dục thường xuyên, giáo dục nghề nghiệp trở lại nhập học từ ngày 2-3.

Cà Mau: quyết định cho học sinh từ mầm non tới lớp 9 tiếp tục nghỉ học đến hết ngày 8-3. Học sinh THPT, giáo dục thường xuyên, giáo dục chuyên nghiệp bắt đầu đi học trở lại từ 2-3.

63 tỉnh thành quyết định lịch đi học, nghỉ học của học sinh, sinh viên - Ảnh 4.

Trước đó chiều 27/2, Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo (GDĐT) Phùng Xuân Nhạ đã ký công văn gửi Chủ tịch UBND các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương về việc cho học sinh đi học trở lại sau thời gian nghỉ học để phòng, chống Covid-19.

Trước tình hình Covid-19 đang có diễn biến phức tạp ở một số nước, Bộ GDĐT đề nghị Chủ tịch Ủy ban nhân dân các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương căn cứ tình hình thực tiễn của địa phương xem xét, quyết định cho trẻ mầm non, học sinh tiểu học, học sinh trung học cơ sở tiếp tục nghỉ học từ 01 đến 02 tuần (học sinh trung học phổ thông và học viên giáo dục thường xuyên đi học từ ngày 02/3/2020).

Bộ GDĐT đề nghị các địa phương chỉ đạo các nhà trường thực hiện nghiêm quy trình phòng, chống Covid-19, đảm an toàn trường học theo hướng dẫn của Bộ Y tế và Bộ Giáo dục và Đào tạo.

Cập nhật lịch nghỉ học, đi học trở lại Nhanh và Chính xác nhất của học sinh, sinh viên, học viên cả nước tại ĐÂY!

Chủ Nhật, 23 tháng 2, 2020

Trường tư cắt giảm nhân viên do dịch corona

Nhận thông báo UBND tỉnh Bình Dương cho học sinh nghỉ hết tháng 2, chị Lê Thị Bé Tuyết, chủ trường Đôrêmi thở dài vì trước đó đã chuẩn bị chu đáo để đón trẻ trở lại từ ngày 17/2.

Chị nhẩm tính, mỗi tháng phải trả 350 triệu đồng tiền lương cho 40 giáo viên, tháng nghỉ có thể nhận lương thỏa thuận, nhưng không dưới mức tối thiểu vùng. Tại Dĩ An, lương tối thiểu là 4,4 triệu đồng nên số tiền phải trả trong tháng 2 là 240 triệu đồng, trong khi phải trả tiền thuê nhà và không có học phí.

Sau nhiều ngày cân nhắc, chị Tuyết quyết định chấm dứt hợp đồng lao động với một phần ba giáo viên trong trường, bắt đầu từ giữa tháng 3 tới. "Đây là việc không đành, nhưng phải làm vì không nuôi nổi cả guồng máy, tránh việc trường phải giải thể", chị Tuyết nói.

Trường Mầm non Đôrêmi Dĩ An. Ảnh: Mầm non Đôrêmi.

Giáo viên trường Mầm non Đôrêmi Dĩ An. Ảnh: Mầm non Đôrêmi.

Bà Tào Lệ Hoa, Hiệu trưởng trường Mầm non Chuột Túi Thông Minh (quận Tân Bình, TP HCM) nói "thực sự đuối" trong mùa dịch. Biên dịch Trường quy mô nhỏ với 11 nhân viên, trông giữ 50 trẻ, mỗi tháng chi hơn 35 triệu đồng thuê mặt bằng. Tháng nghỉ tránh dịch, trường không thu học phí và vẫn trả đủ lương cho giáo viên, tùy theo vị trí, trung bình trên 5 triệu đồng mỗi người. Nếu nghỉ thêm, bài toán sẽ rất khó khăn, lương buộc phải cắt giảm.

Làm cụm trưởng với hơn 10 trường mầm non trong quận Tân Bình, bà Hoa cho biết một trường quy mô nhỏ, trung bình mỗi tháng cũng chi hơn 100 triệu đồng để duy trì hoạt động. Nguồn thu chủ yếu là học phí nên nghỉ tháng nào sẽ "hụt hơi" tháng đó. "Giáo viên mầm non phần lớn là những người trẻ ở các tỉnh lên, thu nhập đã thấp mà còn bị cắt giảm thì càng thêm vất vả", bà Hoa nói.

Với quy mô dân số lớn, đông dân nhập cư, ngoài hệ thống hơn 1.000 trường mầm non công lập và tư thục, TP HCM còn hơn 2.000 nhóm trẻ và lớp (dưới 7 trẻ) độc lập tư thục. Những nhóm trẻ này hầu hết phải cắt giảm lương vì không thể cân đối thu chi trong tháng nghỉ phòng dịch.

Nhiều trung tâm ngoại ngữ, dạy thêm - học thêm đối diện nguy cơ đóng cửa vì dịch. Là chủ đầu tư một trung tâm ngoại ngữ ở TP Đồng Xoài (Bình Phước), anh Hà Hữu Bình phải trả hơn 40 triệu đồng thuê mặt bằng, điện nước và 40 triệu đồng lương nhân viên. Nguồn thu của trung tâm hoàn toàn dựa vào học phí từ 300 người học, chủ yếu là học sinh, nhưng tháng 2 "trắng tay".

Anh Bình tỏ ra sốt ruột trước tình hình dịch viêm phổi corona (Covid-19), khi số bệnh nhân ở các quốc gia và vùng lãnh thổ tăng nhanh. Nhiều phụ huynh cho biết, dù tháng 3 ngành giáo dục cho học sinh trở lại trường thì cũng không cho con đi học thêm ở trung tâm để tránh nguy cơ lây bệnh.

"Nếu dịch bệnh vẫn phức tạp, tình hình ảm đạm thế này đến giữa năm có lẽ tôi phải đóng cửa trung tâm", anh nói.

Không chỉ lo bài toán thu chi, việc sắp xếp nhân sự, hoạt động của nhiều trường cũng bị xáo trộn khi học sinh không đến trường. Sáng 22/2, hàng chục giáo viên trường Tiểu học - THCS Pascal (Bắc Từ Liêm, Hà Nội) vẫn đến trường để ghi hình bài giảng online gửi cho học sinh. Để nâng cao chất lượng ghi hình, trường đầu tư mua thêm máy quay. Học phí và các khoản đóng góp khác của tháng 2 sẽ được chuyển sang tháng học bù theo hướng dẫn của Sở Giáo dục và Đào tạo Hà Nội, tháng này việc học online miễn phí.

Cô Lê Thị Thanh Nhàn, Hiệu trưởng nhà trường chia sẻ, học sinh nghỉ nhưng cường độ làm việc của giáo viên nhiều hơn ngày thường. Mỗi tuần, trường phải đảm bảo tối thiểu 100 bài giảng ở năm khối lớp, nhiều thầy cô phải ở trường đến 23h để sửa bài giảng. Để có những video dạy học chỉn chu, buổi sáng các tổ chuyên môn sẽ trao đổi sau đó luân phiên ghi hình, đến chiều thì dành thời gian tương tác, giải đáp thắc mắc cho học sinh.

Theo cô Nhàn, mỗi tháng trường chi khoảng 10 tỷ đồng cho tiền lương nhân viên và kinh phí hoạt động. Giáo viên được trả đầy đủ lương cùng với hỗ trợ 200.000 đồng cho một bài giảng online. "Với một đơn vị tư nhân như chúng tôi, học sinh nghỉ một tháng đã khó khăn, nhưng vẫn cố gắng khắc phục. Nếu nghỉ kéo dài, trường có thể phải tính đến việc thu học phí học online để trang trải", cô cho hay.

Nhân viên trường THCS - THPT Hồng Hà sơn lại bàn ghế học sinh. Ảnh: Mạnh Tùng.

Nhân viên trường THCS - THPT Hồng Hà sơn lại bàn ghế học sinh. Ảnh: Mạnh Tùng.

Tương tự, trường THCS - THPT Hồng Hà (TP HCM) trong tháng 2 phải trả hơn một tỷ đồng thuê mặt bằng tại 4 cơ sở và lương cho 300 giáo viên, nhân viên. Giáo viên trường thêm vất vả bởi công việc dạy học trực tuyến tốn nhiều thời gian, công sức hơn. Nhân viên của trường cũng nhiều việc hơn khi phải sửa sang, sơn phết lại toàn bộ phòng, bàn học, tổng vệ sinh trường.

Cô Hà Thị Kim Sa, Chủ tịch kiêm Hiệu trưởng trường, nói rất may mắn khi được sự đồng lòng của thầy cô và phụ huynh trong giai đoạn khó khăn này. Ngay cả nông trại của trường, rộng hơn 6 hecta cung cấp rau củ cho bữa ăn bán trú ngày thường, nay cũng được giáo viên trường chung tay san sẻ.

"Dịch bệnh thì dĩ nhiên trường khó khăn hơn nhiều, nhưng đó cũng là cái khó chung của xã hội. Nghỉ thêm thì trường vẫn xoay xở được, cái lo lớn nhất là việc học của các em bị ảnh hưởng", cô Sa chia sẻ.

Hiện tất cả địa phương đã cho học sinh nghỉ học hết tháng 2 để phòng dịch. Riêng TP HCM kiến nghị Chính phủ cho học sinh cả nước nghỉ học hết tháng 3, học kỳ II từ tháng 4 đến tháng 7, kỳ thi THPT quốc gia diễn ra cuối tháng 7.

Đến chiều 22/2, sau nhiều cuộc họp bàn của lãnh đạo các bộ trong Ban chỉ đạo quốc gia phòng chống dịch Covid-19, Bộ trưởng Giáo dục và Đào tạo Phùng Xuân Nhạ đã có văn bản kiến nghị chủ tịch các tỉnh thành cho học sinh đi học trở lại từ ngày 2/3.

Tái hiện lễ thiết triều thời nhà Nguyễn

Để kích cầu và tạo ra sản phẩm du lịch mới, Trung tâm Bảo tồn di tích cố đô Huế sẽ tái hiện lễ thiết triều ngay sân chầu trước điện Thái Hòa - nơi xưa kia các vua triều Nguyễn cùng quan lại 6 bộ bàn bạc chuyện đại sự.

Ông Nguyễn Phước Hải Trung, Phó giám đốc Trung tâm Bảo tồn Di tích Huế, cho biết các vua triều Nguyễn rất quan tâm đến nông nghiệp, có nhiều chính sách khuyến nông đem lại hiệu quả. Bên cạnh xây dựng đàn Nam Giao và đàn Xã Tắc để tế cầu mưa thuận gió hòa, quốc thái dân an, các vua tổ chức lễ tịch điền. Đàn Tiên Nông được triều đình xây dựng trong Kinh thành để đề cao nông nghiệp.

Trung tâm sẽ tái hiện một buổi thiết triều của vua Nguyễn về việc xử lý vấn đề liên quan đến thiên tai, đe dọa mùa màng, từ việc cứu đói, xuất kho gạo dự trữ, bình ổn giá lúa gạo và cách bẩm báo của quan địa phương, ra các đạo dụ cấm quan lại hạch sách nhũng nhiễu dân chúng...

Lễ thiết triều sẽ được tái hiện trước sân chầu điện Thái Hòa. Ảnh: Võ Thạnh

Lễ thiết triều sẽ được tái hiện trước sân chầu điện Thái Hòa. Ảnh: Võ Thạnh

Lễ thiết triều sẽ không có vua ngồi trên ngai vàng ở điện Thái Hòa mà chỉ dùng loa âm thanh phát lời nói của vua. Buổi lễ diễn ra trong 15 phút, với hơn 120 diễn viên tham gia qua hình thức sân khấu hóa. Trung tâm Bảo tồn Di tích Huế sẽ giới thiệu bài thơ "Vị nông ngâm" của hoàng đế Minh Mạng khắc trên điện Thái Hòa.

"Trước mắt, Trung tâm sẽ tái hiện lễ thiết triều trước sân điện mỗi tuần một lần để phục vụ du khách. Nếu thuận lợi, lễ thiết triều sẽ được tái hiện hàng ngày để du khách vào Hoàng cung Huế đều có thể chứng kiến", ông Trung nói.

Theo sách Khâm định Đại nam Hội điển sự lệ , khi mới lên ngôi, vua Minh Mạng ban chiếu các quan Võ khố hàng ngũ phẩm trở lên, võ từ thị vệ, phó vệ úy và vệ úy hai quân tượng, thủy trở lên họp cả ở Tả vu để chực chầu hầu. Vua quy định đại triều mỗi tháng hai ngày, mùng 1 và ngày rằm, thường triều vào các ngày 5, 11, 21, 25. Tâu việc mỗi tháng vào các ngày 3,7,9, 13, 17.19, 23, 27, 29. Các quan không vào chầu hầu nếu không có nguyên do đều bị xử phạt nặng.

Theo điển lệ của triều Nguyễn, các quan vào chầu hầu vua đều được phân theo ban. Tùy vào cấp bậc vị trí các quan đứng chầu hầu khác nhau. Vào năm 1832, do tiết trời mùa đông rét, vua Minh Mạng ban chỉ dụ cho các quan nội các tâu việc được quỳ ở trên chiếu.

Sân chầu trước điện Thái Hòa sẽ là nơi tái hiện thiết triều . Ảnh: Võ Thạnh

Sân chầu trước điện Thái Hòa sẽ là nơi tái hiện thiết triều. Ảnh: Võ Thạnh

Võ Thạnh

5 tấn thanh long ruột đỏ sắp đổ bộ Australia

Thương vụ Việt Nam tại Australia cho biết vừa đề xuất công ty Da Lat Import Export (Melbourne, Australia ), kết nối với Sở Công thương Long An để thu mua 5 tấn thanh long ruột đỏ đưa sang Australia tiêu thụ.

Cơ quan này dự kiến phối hợp với Hiệp hội Doanh nhân Việt Nam tại Australia, Hiệp hội Doanh nhân Việt Nam tại Sydney và Da Lat Import Export tổ chức "Ngày hội thưởng thức thanh long ruột đỏ Việt Nam", đồng thời cùng với kiều bào xây dựng mạng lưới quảng bá tiêu thụ thanh long Việt Nam ổn định tại nước này.

Theo thương vụ, thanh long dịch vụ biên dịch trắng trồng tại Australia đang vào mùa và được bày bán nhiều nơi, nên việc đưa thanh long Việt Nam sang cũng là một thách thức lớn. Tuy nhiên, ý tưởng của cơ quan này là để khẳng định sự tự tin về chất lượng của thanh long ruột đỏ Việt Nam.

Tại Bình Thuận, đến giữa tuần qua, giá thanh long đã bất ngờ nhảy vọt, tăng gấp 3 lần so với cao điểm giá rớt thảm ngay trước đó. Một tuần trước đó, tại cuộc họp bàn giải pháp tiêu thụ nông sản ứ động, khi được kêu gọi giải cứu thanh long, các siêu thị cho biết, nhà cung cấp nói họ "không cần cứu nữa". Nhiều hệ thống siêu thị sau khi tiêu thụ gần trăm tấn, thì nông dân báo không còn hàng nữa.

Theo ông Võ Huy Hoàng, Chủ tịch Hiệp hội thanh long Bình Thuận, hiện hoạt động xuất khẩu thanh long đã bình thường trở lại, góp phần làm cho giá thanh long tăng lên. Nhưng so với năm ngoái, giá hiện tại vẫn còn thấp, vì cùng kỳ năm ngoái là 17.000 đồng một ký.

Dỹ Tùng

Thêm 87 ca nhiễm virus corona ở Hàn Quốc

Trung tâm Kiểm soát và Phòng ngừa Dịch bệnh Hàn Quốc (KCDC) sáng nay thông báo 142 ca nhiễm mới. Với thêm 87 ca cập nhật vào chiều nay, tổng số ca nhiễm mới ghi nhận hôm nay là 229.

Nhân viên y tế đưa bệnh nhân nCoV vào bệnh viện ở Chuncheon ngày 22/2. Ảnh: AFP.

Nhân viên y tế đưa bệnh nhân nCoV vào bệnh viện ở Chuncheon ngày 22/2. Ảnh: AFP .

Trong số 229 ca mới, 95 trường hợp liên quan đến bệnh viện Daenam ở Cheongdo, tỉnh Bắc Gyeongsang, nơi xảy ra ca tử vong do nCoV đầu tiên tại Hàn Quốc. Hôm qua, một bệnh nhân khác chết tại bệnh viện ở Busan sau khi được điều chuyển từ bệnh viện Daenam.

Trong số các trường hợp mới, 62 ca liên quan đến giáo phái Shincheonji (Tân Thiên Địa). Một nữ tín đồ 61 tuổi , được gọi là "bệnh nhân 31", được cho là đã lây virus cho những người khác khi tham dự các buổi lễ Biên dịch tại nhà thờ ở Daegu của giáo phái.

Tổng cộng 111 ca, gồm 9 nhân viên y tế và 102 bệnh nhân, được ghi nhận ở bệnh viện Daenam. Cơ sở này bị phong tỏa để ngăn chặn lây lan virus. Tổng số 231 ca nhiễm liên quan đến các buổi lễ của Tân Thiên Địa ở Daegu. KCDC cho biết họ đã yêu cầu 9.336 thành viên Tân Thiên Địa tự cách ly. Trong số đó, 544 người nghi nhiễm đang được xét nghiệm.

Giới chức đang xem xét mối liên quan giữa bệnh viện và giáo phái. Gần như tất cả bệnh nhân của khoa tâm thần tại bệnh viện Daenam đều nhiễm virus. Hồi đầu tháng này, đám tang anh của người sáng lập Tân Thiên Địa được tổ chức tại cùng tòa nhà với khoa tâm thần.

Hàn Quốc cũng phát hiện các ca nhiễm tại những tỉnh khác như Jeju, Chungcheong, Bắc Jeolla, Gyeonggi. 4 ca nhiễm được phát hiện tại Busan, thành phố lớn thứ hai Hàn Quốc với 3,4 triệu dân. Samsung Electronics hôm nay cho biết phát hiện một nhân viên nhiễm nCoV tại tổ hợp nhà máy sản xuất thiết bị di động ở thành phố Gumi, đông nam Hàn Quốc. Samsung dự kiến đóng cửa toàn bộ cơ sở cho đến sáng 24/2.

Hầu hết bệnh nhân nhiễm nCoV ở Hàn Quốc trong tình trạng ổn định, nhưng khoảng 9 người có bệnh lý nền trong tình trạng tương đối nguy kịch. 18 người nhiễm nCoV đã khỏi bệnh.

Phương Vũ (Theo Yonhap )

Trump nổi giận vì người nhiễm nCoV được về Mỹ

Tổng thống Mỹ ban đầu được báo cáo rằng các công dân Mỹ dương tính với nCoV trên du thuyền Diamond Princess, con tàu bị coi là ổ dịch Covid-19 lớn thứ hai thế giới với 634 ca nhiễm, sẽ phải ở lại Nhật Bản cách ly.

Song Bộ Ngoại giao và một quan chức y tế Mỹ sau đó quyết định cho những người này lên hai máy bay sơ tán công dân về nước, cho họ ngồi tách biệt với những người khác ở đằng sau máy bay, mà không báo cáo Tổng thống, Washington Post hôm nay dẫn lời quan chức chính phủ giấu tên cho hay.

Tổng thống chỉ biết thông tin khi "sự đã rồi" và phàn nàn rằng quyết định này có thể phá hỏng chiến lược khống chế dịch Covid-19 của chính quyền ông, nguồn tin cho biết thêm.

Tổng thống Trump phát biểu tại Nhà Trắng ngày 24/1. Ảnh: Reuters.

Tổng thống Trump phát biểu tại Nhà Trắng ngày 24/1. Ảnh: Reuters.

Trung tâm Kiểm soát và Phòng ngừa Dịch bệnh Mỹ (CDC) ghi nhận 35 trường hợp nhiễm nCoV trên cả nước sau khi hồi hương công dân từ Vũ Hán và tàu Diamond Princess. Trong số này có 18 hành khách trên du thuyền Diamond Princess ở Nhật và ba người tại Vũ Hán. CDC cũng công bố cách tính trường hợp nhiễm bệnh mới, trong đó phân chia các ca bệnh vào nhóm người mắc nCoV ở nước ngoài và trong nước.

Dịch Covid-19 đã xuất hiện tại 30 quốc gia và vùng lãnh thổ sau khi khởi phát tại Vũ Hán, Trung Quốc tháng 12/2019. Toàn thế giới đã ghi nhận gần 78.000 người nhiễm nCoV, 2.362 người chết, 20.895 người bình phục và 12.071 trong tình trạng nguy kịch.

Du thuyền Diamond Princess chở 3.711 hành khách và thủy thủ đoàn bị cách ly tại cảng Yokohama từ ngày 4/2, sau khi một du Biên dịch khách Hong Kong từng đi trên thuyền dương tính với nCoV. Trong quá trình cách ly, giới chức Nhật phát hiện hàng trăm hành khách bị nhiễm nCoV. Mỹ hôm 17/2 hồi hương hơn 300 công dân cùng thành viên gia đình của họ.

Mai Lâm (Theo CNN )

Dự đoán trái chiều về đỉnh dịch do nCoV

Giới chuyên gia cho biết rất khó dự đoán chính xác đỉnh dịch do nCoV. Ảnh: Euronews.

Giới chuyên gia cho biết rất khó dự đoán chính xác đỉnh dịch do nCoV. Ảnh: Euronews.

Giới chức y tế muốn biết thời điểm dịch bệnh và số người có thể lây nhiễm để chuẩn bị vật tư bệnh viện và xác định thời gian an toàn để gỡ bỏ lệnh hạn chế du lịch. Vũ Hán, thành phố ở tâm dịch và một số thành phố khác gần đó đã bị phong tỏa từ cuối tháng 1.

Vài nhà nghiên cứu cảnh báo rất khó dự đoán chính xác đỉnh dịch, đặc biệt khi dữ liệu sử dụng trong các mô hình chưa hoàn chỉnh. "Nếu bạn điều chỉnh dự đoán hàng tuần và phát biểu dịch bệnh sẽ đạt đỉnh trong vòng 1 - 2 tuần tới, cuối cùng bạn sẽ nói đúng", Brian Labus, chuyên gia giám sát dịch bệnh ở Đại học Nevada, Las Vegas, chia sẻ.

Tình huống khả quan

Hôm 11/2, bác sĩ Chung Nam Sơn, cố vấn y tế hàng đầu của chính phủ Trung Quốc, cho biết nCoV có thể sẽ đạt đỉnh vào cuối tháng 2. Là người phát hiện virus SARS, bác sĩ Chung nhận định tình trạng dịch bệnh đã có chuyển biến tích cực nhờ các biện pháp kiểm soát của Trung Quốc như lệnh hạn chế đi lại và kéo dài kỳ nghỉ lễ. Tuy nhiên, ông thừa nhận đây vẫn là "thời kỳ khó khăn" đối với Vũ Hán.

Hơn 76.000 người được xác nhận dương tính với nCoV ở Trung Quốc. Nhưng nhiều nhà khoa học cho rằng con số thực tế cao hơn báo cáo. Họ hoài nghi Trung Quốc không thể tiến hành đủ xét nghiệm chẩn đoán và thiếu nhân viên y tế để phát hiện mọi trường hợp nhiễm bệnh.

Nhóm nghiên cứu ở Trường vệ sinh và y học nhiệt đới London dự đoán dịch bệnh có thể đạt đỉnh bất cứ lúc nào. Sebastian Funk, nhà thống kê chuyên lập mô hình bệnh truyền nhiễm, cho biết dự đoán dựa trên ước tính một người nhiễm bệnh ở Vũ Hán lây sang trung bình 1,5 - 4,5 người khác trước khi có lệnh phong tỏa vào ngày 23/1. Funk ước tính đỉnh Biên dịch dịch là khoảng 1 triệu ca nhiễm bệnh, chiếm khoảng 10% dân số Vũ Hán. Phân tích trên được Funk đăng trên website của viện hôm 12/2 và chưa có thẩm định của chuyên gia cùng ngành.

Tình huống xấu nhất

Một số nhà nghiên cứu cho rằng những dự đoán như trên quá lạc quan. Người dân ở phần lớn các thành phố Trung Quốc bắt đầu trở lại làm việc từ tuần trước sau kỳ nghỉ lễ kéo dài, kéo theo khả năng xuất hiện nhiều chuỗi lây nhiễm dây chuyền mới, theo Hiroshi Nishiura, nhà dịch tễ học ở Đại học Hokkaido tại Sapporo, Nhật Bản.

Nishiura cho biết mô hình ông sử dụng ước tính dịch bệnh sẽ đạt đỉnh trong khoảng cuối tháng 3 và tháng 5. Lúc đó, 2,3 triệu ca nhiễm mới được chẩn đoán mỗi ngày. Nishiura tính toán khoảng 550 - 650 triệu người ở Trung Quốc sẽ dương tính với nCoV, chiếm 40% dân số đất nước. Khoảng một nửa trong số đó sẽ bộc lộ triệu chứng.

Nishiura chia sẻ, ông đã nộp bài báo miêu tả mô hình và kết quả dự đoán dưới dạng tiền ấn phẩm tới trang lưu trữ online medRxiv. Để rút ra dự đoán, nhóm nghiên cứu của ông đã xem xét tiềm năng lây nhiễm của nCoV qua hệ số lây nhiễm cơ bản R0. Họ giả định mọi người dân đều có nguy cơ nhiễm bệnh và ước tính R0 của nCoV là 1,5 - 2. Mô hình của Nishiura cũng phản ánh giả định nhiều người nhiễm bệnh không bộc lộ triệu chứng hoặc đi khám bệnh khi cảm thấy không khỏe. Trong tình huống đó, số ca nhiễm bệnh theo báo cáo sẽ thấp hơn so với thực tế.

Gabriel Leung, nhà dịch tễ học ở Đại học Hong Kong, nhận định các ước tính của Nishiura có thể xảy ra bởi cộng đồng chưa có khả năng miễn dịch với nCoV. Theo Leung, những ước tính đó có vẻ cường đại, nhưng giới nghiên cứu vẫn chưa rõ nCoV nguy hiểm tới mức nào. Tính toán mới nhất về tỷ lệ tử vong của nCoV theo nghiên cứu do bác sĩ Chung công bố hôm 9/2 là 1,36/100. Nhưng con số này có thể quá cao so với thực tế bởi nhóm nghiên cứu không xem xét các trường hợp bệnh nhẹ.

An Khang (Theo Nature )

Chém chết chủ nợ

Theo công an huyện An Dương, khoảng 17h, anh Nguyễn Văn Lâm (27 tuổi, ở xã Quốc Tuấn, huyện An Dương) đến nhà Tuấn đòi nợ. Hai bên xảy ra xô xát. Tuấn dùng dao chém anh Lâm gục chết trong nhà.

Cảnh sát đã có mặt tại hiện trường. Ảnh: Giang Chinh.

Cảnh sát khám nghiệm hiện trường lúc 23h ngày 22/2. Ảnh: Giang Chinh.

Tuấn dọn hiện dịch vụ biên dịch trường, bỏ xác vào thùng phi và mua xăng về đốt sau nhà. Khi người dân phàn nàn mùi khét lẹt, lửa khói bốc cao, Tuấn giải thích "đốt quần áo rách". Ngay sau đó, nghi phạm bỏ trốn.

Nhà chức trách đang truy tìm Tuấn.

Danh sách 11 trường Đại học được Bộ Y tế yêu cầu đi học lại từ 2/3

Cụ thể trong chuyến thăm cán bộ ngành y tại TP.HCM vào chiều ngày 21/2, Thứ trưởng Bộ Y tế Nguyễn Trường Sơn - phó trưởng Ban Chỉ đạo Quốc gia phòng, chống dịch bệnh viêm đường hô hấp cấp do chủng mới (Covid-19) gây ra, cho biết đã yêu cầu hiệu trưởng các trường đại học trực thuộc bộ chuẩn bị các phương án để đón sinh viên học lại từ ngày 2/3.

Để chủ động đón sinh viên trở lại giảng đường, Bộ Y tế đã chỉ đạo các trường phải vệ sinh, khử trùng tất cả các giảng đường. Bộ cũng không khuyến khích sinh viên ngành y mang khẩu trang vào giảng đường, phải biết sử dụng khẩu trang đúng lúc, đúng chỗ và đúng phương pháp.

Danh sách 11 trường Đại học được Bộ Y tế yêu cầu đi học lại từ 2/3 - Ảnh 1.

Thứ trưởng Bộ Y tế Nguyễn Trường Sơn.

Lý giải về việc cho sinh viên các trường trực thuộc trở lại học sớm, Thứ trưởng chia sẻ với báo VietnamNet: Bộ yêu cầu sinh viên trường y trở lại giảng đường sớm là do việc giáo dục, tuyên truyền về tự bảo vệ bản thân cho sinh viên ngành y cũng dễ dàng, thuận lợi hơn. 

Bộ Y tế chỉ đề xuất việc cho học sinh trở lại học đối với các trường thuộc phạm vi bộ quản lý, riêng với những trường đại học khác trực thuộc các bộ, ngành khác có thể căn cứ vào đề xuất của Bộ Y tế để cân nhắc việc cho sinh viên đi học lại.

Cũng chia sẻ với VietnamNet, ông Sơn cho biết Bộ Y tế tôn trọng ý kiến các địa phương về  đề xuất cho học sinh nghỉ đến hết tháng 3: " Việc đề xuất căn cứ vào tình hình phòng, chống dịch và cách ly tại địa phương. Căn cứ vào việc chuẩn bị các trang, thiết bị phòng, chống bệnh khi cho học sinh đi học trở lại. Do đó, quyết định cho học sinh nghỉ hay trở lại trường thì Chủ tịch UBND các địa phương mới là người quyết Biên dịch định ".

Danh sách các trường đại học trực thuộc Bộ Y tế:

Trường Đại học Y Hà Nội;

Trường Đại học Dược Hà Nội;

Đại học Y dược TP.HCM;

Trường Đại học Y dược Hải Phòng;

Trường Đại học Y dược Thái Bình;

Trường Đại học Y dược Cần Thơ;

Trường Đại học Y tế công cộng;

Trường Đại học điều dưỡng Nam Định;

Học viện Y dược học cổ truyền Việt Nam;

Trường Đại học Kỹ thuật y tế Hải Dương;

Trường Đại học Kỹ thuật y dược Đà Nẵng.

NÓNG: Bộ GD&ĐT chính thức chốt lịch thi THPT Quốc gia 2020, từ 23-26/7

Tối ngày 22/2, Bộ GD&ĐT vừa quyết định thời gian thi THPT quốc gia năm nay diễn ra từ ngày 23 đến 26/7 . Thời gian kết thúc năm học lùi lại đến ngày 30/6 vì ảnh hưởng của dịch Covid-19. 

Như vậy so với năm ngoái, thời gian tổ chức kỳ thi THPT quốc gia năm 2020 diễn ra chậm gần 1 tháng , tương ứng mức thời gian học sinh Biên dịch nghỉ học để phòng dịch Covid-19.

Trước đó, Bộ GD&ĐT xây dựng dự thảo điều chỉnh kế hoạch thời gian năm học theo hướng lùi lại và thi THPT quốc gia vào cuối tháng 7. Kèm theo đó, thời gian đăng ký dự thi, xét tuyển vào ĐH cũng sẽ thay đổi. Bộ GD&ĐT sẽ ban hành hướng dẫn cụ thể về nội dung này.

Được biết, Bộ GD&ĐT chỉ hướng dẫn thay đổi về khung kế hoạch thời gian năm học. Các địa phương căn cứ vào đó để xây dựng kế hoạch dạy học bù cho học sinh địa phương mình một cách phù hợp, hiệu quả nhất. Nguyên tắc là phải dạy đủ thời lượng chương trình theo quy định, đảm bảo đủ kiến thức cho học sinh.

NÓNG: Bộ GD&ĐT chính thức chốt lịch thi THPT Quốc gia 2020, từ 23-26/7 - Ảnh 1.

Bộ GD&ĐT vừa quyết định thời gian thi THPT quốc gia năm nay diễn ra từ ngày 23 đến 26/7.

Theo Bộ GD&ĐT, ngoài việc lùi thời gian tổ chức, kỳ thi THPT quốc gia 2020 cơ bản giữ ổn định như năm 2019. Cụ thể, kỳ thi nhằm đánh giá chính xác kết quả học tập của học sinh sau 12 năm học ở mức độ học vấn phổ thông, đảm bảo kết quả đánh giá trung thực, khách quan, đúng trình độ, năng lực học sinh, có độ tin cậy và phân hóa để xét công nhận tốt nghiệp THPT cho thí sinh.

Đồng thời, là cơ sở cung cấp thông tin để đánh giá chất lượng giáo dục, điều chỉnh các quy trình dạy học nhằm nâng cao chất lượng dạy học trong các trường phổ thông; làm cơ sở tuyển sinh giáo dục đại học, giáo dục nghề nghiệp theo tinh thần tự chủ tuyển sinh được quy định trong Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Giáo dục đại học.

Tổng hợp

Duy Mạnh tự tay pha sữa cho Quỳnh Anh uống: "Chồng người ta" chưa bao giờ làm chị em thất vọng

Hai tuần sau đám cưới, Duy Mạnh và Quỳnh Anh vẫn chưa thể có tuần trăng mật lãng mạn do Duy Mạnh còn đang bận bịu với lịch tập luyện và thi đấu giao hữu cùng CLB Hà Nội. Bù lại, anh chàng được sống trong không khí của tổ ấm mới và tỏ ra rất biết cách chiều chuộng vợ. 

Khi ra ngoài, Mạnh "gắt" hào phóng chi tiền để vợ mua sắm hàng hiệu giải khuây, đưa vợ đi ăn uống ở những địa điểm nổi tiếng. Lúc về nhà, anh chàng lại chăm vợ khéo ra phết, xứng đáng điểm 10 đấy nhé.

Điều này được Quỳnh Anh chia sẻ trên Instagram cá nhân mới đây. Nhân lúc Duy Mạnh đang chăm chú lấy từng thìa sữa bột để pha cho vợ uống, Quỳnh Anh đã chụp ảnh lại và hạnh phúc khoe lên mạng xã hội để chị em cùng ngưỡng mộ. 

Duy Mạnh tự tay pha sữa cho Quỳnh Anh uống: Chồng người ta chưa bao giờ làm chị em thất vọng - Ảnh 1.

Quỳnh Anh hạnh phúc khi được chồng chăm sóc.

Muốn biết khái niệm "chồng nhà người ta" được định nghĩa như thế nào thì cứ nhìn Duy Mạnh là ra các nàng nhỉ. Chàng cầu thủ quốc dân hằng ngày vẫn chăm chỉ làm việc, kiếm tiền giỏi, nổi tiếng khắp cả nước ấy trở về nhà lại hoá người chồng bình thường, quan tâm và chăm sóc cho vợ chu đáo thế này. 

Duy Mạnh và Quỳnh Anh làm Biên dịch đám cưới linh đình khắp vùng vào ngày 9/2/2020. Đám cưới là kết quả tốt đẹp của 4 năm yêu nhau. Quỳnh Anh tiết lộ mỗi lần cãi nhau, Duy Mạnh sẽ là người làm lành và an ủi người yêu trước. Khi yêu, anh chàng đã luôn cố gắng đem những điều tốt đẹp nhất mình có thể làm được để dành tặng bạn gái. Chưa biết tương lai thế nào nhưng hiện tại Quỳnh Anh quả thực là cô vợ rất may mắn khi có được Duy Mạnh đúng không nào.

Duy Mạnh tự tay pha sữa cho Quỳnh Anh uống: Chồng người ta chưa bao giờ làm chị em thất vọng - Ảnh 2.

Thứ Bảy, 15 tháng 2, 2020

Min giữ lời hứa công khai người yêu đúng dịp Valentine dù MV đã lên #1 trending từ lâu, tả: "Tóc anh có hơi dài và không được đô con lắm"

Cách đây ít phút, Min đã khiến cộng đồng mạng "tá hỏa" khi bất ngờ công khai... "người yêu". Cụ thể, vào giữa tháng 11/2019, trong một bài phỏng vấn với Kenh14.vn, Min đã có lời hứa rằng nếu MV "Vì Yêu Cứ Đâm Đầu" đạt top 1 trending thì cô sẽ công khai người yêu của mình. Tuy nhiên, dù sản phẩm mới nhất này "lên đỉnh" trending hẳn 3 lần nhưng lời hứa này thì vẫn "mất tăm hơi".

VÌ YÊU CỨ ĐÂM ĐẦU (VYCĐĐ) MIN x ĐEN x JUSTATEE OFFICIAL MUSIC VIDEO

Trong 10 ngày, MV của Min chạm top 1 trending đến... 3 lần. Một thành tích mà số ít nghệ sĩ Vpop có thể làm được.

Tự nhủ đã thất hứa với các fan của mình, Min đã chọn thời điểm vô cùng đẹp đó chính là ngày lễ tình yêu Valentine để công khai người "bạn trai". Trên dòng trạng thái, cô viết: " Đây là người mình rất yêu thương và trân trọng. Tuy tóc anh có hơi dài và không được đô con lắm. Ngoài thì hơi lạnh lùng nhưng bên trong thật ra rất ấm áp. Anh khá là đơn giản, đi ăn ngày lễ tình nhân cũng chỉ gọi mỗi đứa cốc nước lọc. Nhưng... đối với mình vậy là đủ. Em yêu anh. Max ạ" .

Đọc đến đây, nhiều người không khỏi tò mò về anh chàng có tên "Max" này là ai. Liệu cô nàng Min đang yêu một anh chàng ngoại quốc hay đó là nghệ danh đầy "tâm đầu ý hợp"? Nhưng không, khi kéo xuống dưới, các fan của Min hẳn không biết nên vui hay nên buồn với hình ảnh mà cô nàng đăng tải. Chẳng có một anh chàng nào tóc dài và cũng không có anh chàng nào "bên ngoài lạnh lùng bên trong ấm áp". Vâng, người đó không ai khác lại chính là... Min.

Min giữ lời hứa công khai người yêu đúng dịp Valentine dù MV đã lên #1 trending từ lâu, tả: Tóc anh có hơi dài và không được đô con lắm - Ảnh 3.

Dòng trạng thái của Min trên trang cá nhân.

Min giữ lời hứa công khai người yêu đúng dịp Valentine dù MV đã lên #1 trending từ lâu, tả: Tóc anh có hơi dài và không được đô con lắm - Ảnh 4.

Cận cảnh hình ảnh anh chàng "Max" - "người yêu" của Min.

Min giữ lời hứa công khai người yêu đúng dịp Valentine dù MV đã lên #1 trending từ lâu, tả: Tóc anh có hơi dài và không được đô con lắm - Ảnh 5.

Hình ảnh hơi có phần "creepy" trong dịp lễ tình nhân được Min tung ra.

Dù khiến các fan có phần hụt hẫng vì không được tận mắt nhìn thấy "chàng rể trong mơ" của Min nhưng động thái mới nhất này từ cô nàng dịch thuật không khỏi khiến cho nhiều người thích thú. Với thành công của "Vì Yêu Cứ Đâm Đầu" cũng như sở hữu MV 100 triệu view sự nghiệp với sản phẩm âm nhạc "Đừng Yêu Nữa Em Mệt Rồi", đây chắc chắn là bước đà quan trọng để Min có thêm nhiều nguồn cảm hứng sáng tạo hơn nữa trong các sản phẩm âm nhạc sắp tới.

MIN - ĐỪNG YÊU NỮA, EM MỆT RỒI OFFICIAL MUSIC VIDEO